Tăng động giảm chú ý

ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA HIẾU ĐỘNG VÀ TĂNG ĐỘNG. NẾU KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN KỊP THỜI SẼ ĐỂ LẠI HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC !

Tăng động hay tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ.Theo các nhà nghiên cứu thì tăng động hay rối loạn giảm chú ý chiếm từ 4-6% tổng số trẻ em nói chung. Theo thống kê của Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) thì số lượng trẻ mắc chứng tăng động ngày càng gia tăng. Thực tế, bệnh tăng động ở trẻ khi mới bị rất khó phát hiện, chỉ khi bé đã mắc một thời gian thì mới có biểu hiện rõ rệt.

Tại khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình cứ khoảng 20 trẻ đến khám, chữa bệnh hằng ngày thì 3-4 trẻ mắc chứng tăng động. Đây là một con số thực sự đáng lo ngại trước tình trạng ngày càng gia tăng của căn bệnh này.

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, luôn lăng xăng chạy đi chạy lại. Nhiều bà mẹ lo sợ con mình bị tăng động giảm chú ý. Nhưng các mẹ nên nhớ tăng động khác với năng động. Năng động là biểu hiện bình thường ở một đứa trẻ.

Biểu hiện

Còn khi trẻ có những biểu hiện sau thì cha mẹ nên cho con đến ngay các trung tâm Y tế để thăm khám nhé

Khó tập trung trong lớp học, chật vật khi kết giao với bạn cùng lứa; hoạt động liên tục mọi lúc mọi nơi, dễ bị kích thích với âm thanh; chậm nhận thức ngôn ngữ; rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ. Trong một số trường hợp tăng động giảm chú ý rất khó để phát hiện giữa trẻ em nam và trẻ em nữ. Các bé trai có thể hiếu động quá mức, trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý một cách lặng lẽ

Dấu hiệu tăng động là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau như bệnh trầm cảm, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ…Nên phải được sự tham vấn trực tiếp để biết con mình đang có dấu hiệu của căn bệnh chính xác là gì?

Nguyên nhân

Nguyên nhân trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, ngoài do yếu tố sinh học như di truyền do người mẹ bị bệnh khi mang thai, trẻ bị trấn động não khi sinh hoặc sau sinh… thì môi trường sống cũng là yếu tố chính khiến trẻ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho hay những em bé sống ở nơi chật chội, ồn ào, nhà quá đông đúc, lộn xộn…, những đứa trẻ sống xa bố mẹ, bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm của người thân, áp lực học hành sẽ dễ bị tăng động. Ngoài ra, trẻ còn dễ mắc bệnh khi bố mẹ thiếu quan tâm, để con bị lôi cuốn vào các chương trình giải trí, thiết bị điện tử gây nghiện quá nhiều.

Nếu giai đoạn từ 0 – 5 tuổi, cha mẹ không chú ý thăm khám cho con, cho rằng con nghịch ngợm hiếu động cứ không bệnh tật gì. Thì dẫn đến khi tuổi trưởng thành vẫn bị tăng động, không chú ý không ngồi yên được, ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội, hiệu quả làm việc thấp. Thậm chí nếu nó do căn nguyên từ việc chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường khi trưởng thành. Bệnh tăng động có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp kết hợp với sự kiên trì của phụ huynh.

Tăng động kém tập trung là một loại bệnh lý của não tức một phần của não có đủ tế bào thần kinh nhưng không hoạt động giống như mình có chiếc xe mà đề không chạy. Những đứa trẻ tăng động là khi vùng não kiểm soát mức độ tập trung, chú ý không hoạt động được. Bệnh này hiện có thuốc để kích thích vùng não không hoạt động

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng tránh căn bệnh này thì người mẹ phải quan tâm sức khỏe sinh sản trước và trong khi mang thai, từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành hợp tử. Người mẹ phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tránh môi trường sống làm việc độc hại. Khi trẻ ra đời cần được sự quan tâm, săn sóc của người thân, tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Các bậc phụ huynh cần chú ý sát sao đến trẻ để nhận biết rõ những biểu hiện tăng động ở trẻ. Khi trẻ có biểu hiện mắc, cần điều chỉnh môi trường sống và đưa trẻ đến cơ sở y tế tin cậy để kịp thời chữa trị. Việc đến thăm khám kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tại các cơ sở về tâm thần là rất cần thiết tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của trẻ.

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!