Trầm cảm sau sinh

Mặc dù đã rất phổ biến và có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nhưng đa số các mẹ bầu vẫn chưa hiểu nguy cơ của trầm cảm sau sinh và rất hoang mang không hiểu trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác của người phụ nữ sau sinh. Đó là những cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác tiêu cực và bất thường, luôn thay đổi ở các thái cực khác nhau nhưng chủ yếu là buồn bã, tiêu cực, chán nản.

Trên thế giới có trên 300 triệu người bị trầm cảm, ước tính khoảng 13% phụ nữ bị trầm cảm sau nhiều tháng đầu sau sinh.

Năm 2001 Andrea Yates đã khiến toàn nước Mỹ rung động khi tự tay sát hại 5 đứa con của mình, đứa nhỏ nhất có 6 tháng tuổi. Nguyên nhân được xác định sau đó là cô ấy bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Ở Việt Nam vào năm 2014 một bà mẹ đã tự vẫn sau khi sát hại đứa con 4 tháng tuổi do mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của chứng trầm cảm sau sinh là khôn lường. Đây là căn bệnh xảy ra đối với người phụ nữ trong và sau thai kỳ. Rất nhiều phụ nữ chủ quan rằng mình sẽ không mắc bệnh, cũng như nhiều phụ nữ cho rằng bệnh chỉ thoáng qua rồi tự hết. Nhưng đó là quan niệm sai lầm vì nguyên nhân gây bệnh do chủ quan và khách quan. Nhẹ thì chỉ là thoáng qua với triệu chứng mệt mỏi, cảm xúc thái cực, mất ngủ…Nhưng để kéo dài gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người mẹ cũng như đứa trẻ. Hệ lụy tai hại nhất là người mẹ dẫn đến rối loạn cảm xúc tâm thần rồi sát hại con mình hay tự tử. Nếu các bà mẹ có dấu hiệu loạn thần như trên phải đưa ngay đến các viện chuyên khoa tâm thần để điều trị nội trú tránh ảnh hưởng đến đứa trẻ

Nguyên nhân

– Thay đổi nồng độ hocmon trong cơ thể, trong những giờ đầu sau sinh nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh, đột ngột, từ đó có thể kéo theo tình trạng trầm cảm sau sinh

– Yếu tố rối loạn tâm lý: Tâm lý lo lắng về chăm con, chưa thể thích nghi với việc có em bé

– Mệt mỏi về thể chất do cơn đau sau sinh, con quấy khóc gây mất ngủ, lại không được sự trợ giúp của gia đình, người thân, tình trạng này kéo dài sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm

– Yếu tố khách quan trong cuộc sống như những thay đổi đột ngột trong cuộc sống như những khó khăn về tài chính, sự thay đổi tình cảm của người thân, thất nghiệp…

– Yếu tố gen di truyền, lịch sử mắc bệnh

– Hầu hết 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đều có dấu hiệu như đau đầu, mất ngủ, bỏ con, tự sát

Cần hiểu được các triệu chứng của bệnh để có phương án đối phó, điều trị

Biểu hiện của trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh như khí sắc giảm: nét mặt buồn bã, đơn điệu; mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động thậm chí không quan tâm em bé mới sinh; năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi; mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân thậm chí có bệnh nhân còn nhịn ăn; mất ngủ, rối loạn giấc ngủ (chiếm 95% số trường hợp trầm cảm sau sinh; rối loạn hoạt động tâm thần vận động, bệnh nhân luôn đi đi lại lại không thể ngồi yên, nói ít, nằm lì trên giường cả ngày; cảm giác vô dụng cho mình là gánh nặng cho mọi người; khó tập trung hoặc ra quyết định; giảm trí nhớ gần quên việc mình vừa làm; ý nghĩ muốn tự sát hoặc ý định giết con rồi tự sát

Điều trị trầm cảm sau sinh

Phương pháp trị liệu bằng tham vấn tâm lý: Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu như trên, cần có sự tham vấn tâm lý của chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Phương pháp điều trị này là các cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần (chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên y tế cộng đồng).

Hai loại tư vấn cho thấy có hiệu quả đặc biệt trong điều trị chứng trầm cảm sau sinh là: “Liệu pháp hành vi nhận thức” (giúp bệnh nhân nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình) và “Liệu pháp tương tác” (giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ điều trị với người bị bệnh).

– Phương pháp vật lý trị liệu như tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tận hưởng các sở thích, tiếp xúc nhiều hơn và mở lòng với những người thực sự quan tâm đến bạn…

– Điều trị bằng thuốc. Nhưng các loại thuốc thường được dùng kết hợp với tư vấn và hỗ trợ. Người bệnh không tự ý dùng thuốc phải được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kê đơn

– Điều rất quan trọng là người thân trong gia đình phải hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc bệnh nhân và em bé để người bệnh có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc phục hồi sức khỏe và tinh thần

Trầm cảm sau sinh – căn bệnh ngày càng phổ biến cả xã hội hiện đại gây nên hệ lụy khôn lường cho người mẹ và em bé. Cần được can thiệp sớm khi phát hiện thấy những biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh.

Mọi chi tiết cần hỗ trợ tư vấn xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TÂM THẦN KINH BÁC SĨ TRẦN VĂN MAU

Địa chỉ: 197 Nguyễn Lương Bằng – Phường Hoà Khánh Bắc – TP. Đà Nẵng

Hotline: 0935.648.882

Email: bstranvanmau@gmail.com

Website: www.phongkhamchuyenkhoatamthan.com

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!